Các biên giới Trung_Đông

"Trung Đông" xác định một vùng văn hoá, vì thế nó không có các biên giới chính xác. Nó thường được tính gồm: Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Bờ TâyDải Gaza.

Iran thường được coi là biên giới phía đông của vùng, nhưng Afghanistan và tây Pakistan cũng thường được tính gộp vào đó vì mối quan hệ gần gũi (về mặt sắc tộc và tôn giáo) của nó với những nhóm sắc dân đa số của những dân tộc Iran cũng như những liên kết lịch sử của nó với vùng Trung Đông, nó từng là một phần của nhiều đế chế đã từng trải dài trong vùng như các đế chế Ba TưẢ Rập. Afghanistan, Tajikistan và tây Pakistan (Baluchistantỉnh Biên giới Tây Bắc) có những mối quan hệ chặt chẽ về văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử với Iran và cũng là một phần của cao nguyên Iran, trong khi những mối quan hệ của Iran với các quốc gia Ả Rập dựa nhiều trên tôn giáo và sự gần gũi về địa lý hơn. Cũng như vậy, người Kurd, một nhóm sắc tộc bên trong các dân tộc Iran có chung nguồn gốc về ngôn ngữ, là nhóm thiểu số lớn nhất ở vùng Trung Đông không có quốc gia riêng.

Bắc Phi, hay Maghreb, mặc dù thường bị đặt bên ngoài vùng Trung Đông chính thức, nhưng có những mối liên kết về văn hoá và ngôn ngữ sâu sắc với vùng này, và trong lịch sử cũng đã từng tham dự nhiều sự kiện chính hình thành nên Địa Trung Hải và các vùng Trung Đông gồm cả những sự kiện do người Carthage lúc ấy là thuộc địa của Phoenicia và những nền văn minh Hy Lạp-La Mã cũng như quốc gia Hồi giáo của người Berber và các Đế quốc Ottoman gây nên. Maghrib thỉnh thoảng được gộp vào và thỉnh thoảng lại bị loại ra khỏi vùng Trung Đông trong cách định nghĩa vùng này của các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sử dụng không chính thức, trong khi đa số các học giả tiếp tục coi Bắc Phi là một phần địa lý của châu Phi, nhưng có liên quan chặt chẽ với Tây Nam Á trong các thuật ngữ chính trị, văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, và di truyền học. Điều này có thể so sánh với một số ví dụ tương tự, theo đó ví dụ như TasmaniaNewfoundland, về mặt địa lý không thuộc châu Âu nhưng có nhiều nét tương đồng với vùng tây bắc của Tây Âu trong khi Madagascar lại có nhiều đặc trưng tương tự Đông Nam Á hơn Đông Nam Phi.

Vùng Kavkaz, Kypros (Síp) và Thổ Nhĩ Kỳ, dù thường được gộp vào vùng Tây Nam Á dựa trên sự gần gũi về địa lý và tính liên tục, nói chung về mặt văn hoá và chính trị thường được coi là thuộc châu Âu vì lịch sử khác biệt của họ và những mối quan hệ chính trị gần đây với vùng đó. Ví dụ, Armenia và Síp, dù cả hai nằm gần Trung Đông về mặt địa lý, nhưng chúng có hai đặc điểm khiến chúng trở nên gần gũi với châu Âu hơn Trung Đông: tính đồng nhất quốc gia của họ gồm một căn bản ngữ hệ Ấn-Âu và đa số dân cư theo Kitô giáo, cả hai đặc điểm đó không hề tương thích với đặc điểm đặc trưng nhất của các quốc gia vùng Trung Đông, một số quốc gia ở vùng này có một nét đặc trưng (ví dụ các ngôn ngữ hệ Ấn-Âu phổ biến ở Iran và Afghanistan) này hay khác (Liban là quốc gia duy nhất có thể có cộng đồng Kitô giáo đa số nhưng vẫn chỉ mang tính suy đoán). Thổ Nhĩ Kỳ không có những đặc điểm châu Âu đó nhưng có những quan hệ lịch sử sâu sắc với châu Âu từ khi nó còn là một địa điểm thuộc Đế chế ByzantineĐế chế Ottoman, những đế chế có lãnh thổ trải dài sang tận châu Âu. Được coi là một ứng cử viên triển vọng vào Liên minh châu Âu và từ lâu đã là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhẫn những đặc trưng muôn thuở phổ biến ở châu Âu và đã không còn giữ nhiều mối quan hệ của nó với vùng Trung Đông ngoại trừ tôn giáo chính của họ là Đạo Hồi. Trong suốt lịch sử của mình, Gruzia luôn giữ khoảng cách với các quốc gia Hồi giáo xung quanh (và liên kết về phong cách sống), vì thế nó đã gia nhập vào vùng thuộc "Đạo Cơ đốc" và nói chung về mặt đồng nhất quốc gia, nó là một nước kiểu châu Âu. Từ đầu thế kỷ XIX, tất cả ba nước vùng Nam Caucasian (gồm Azerbaijan, Armenia và Gruzia) bị ảnh hưởng rất lớn từ quyền lực thống trị của Đế chế NgaLiên bang Sô viết. Hiện nay các nước này mang nhiều đặc tính "châu Âu" hơn Trung Đông và thường được coi là một khối vùng trong vùng Cáp cát.

Các quốc gia Trung Á từ Khối Liên Xô cũ cũng có nhiều quan hệ thân thuộc và chính trị ở các mức độ khác nhau với Trung Đông, nhưng không hề giống nhau hoàn toàn. Trong khi các quốc gia phía nam Turkmenistan, UzbekistanTajikistan có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử và chính trị-xã hội với Trung Đông. KazakhstanKyrgyzstan là những vùng ở xa hơn với những pha trộn nhiều hơn về văn hoá. Vì thế, các quốc gia này thường được coi là Âu-Á (theo những cách tương tự với vùng Cáp cát) và quá khứ Nga/Sô viết của chúng đã khiến chúng trở nên khác biệt ở nhiều mặt so với vùng Trung Đông, ví dụ hiện nay đang có một phong trảo tái lập các mối quan hệ với Trung Đông ở Tajikistan, dựa trên những tương đồng về sắc tộc-ngôn ngữ của họ với Iran và Afghanistan. Giống như vùng Cáp cát và Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á có nhiều đặc điểm chung với "phương Tây" và chúng đều bắt nguồn từ thời gian nằm trong nước Nga Sô viết, mặc dù điều này có thể thay đổi với một số hành động gần đây nhằm phục hồi lịch sử-văn hoá của bản sắc Hồi giáo từng bị hạn chế trong những thập kỷ cầm quyền của chính quyền Sô viết.

Israel cũng là một nước duy nhất có sự hợp nhất giữa các đặc điểm châu Âu và Trung Đông, vì sự gần gũi về địa lý của họ với miền Cận Đông và đa phần dân cư là người có nguồn gốc Trung Đông (gồm người Do Thái Sephardic, Sabra, người Ả Rập Israel, vân vân), có lẽ nó có nhiều điểm tương đồng với các nước lân cận hơn là những gì đang hiện diện trên báo chí ngày nay.

Thay đổi về ý nghĩa theo thời gian

Cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, việc coi bờ biển phía đông vùng Địa Trung Hải là Cận Đông là rất thường tình. Sau này Trung Đông có nghĩa là vùng từ Lưỡng Hà tới Myanma, đó là vùng giữa Cận Đông và Viễn Đông. Nghĩa được miêu tả trong bài này được lấy ra từ trong cuộc chiến, có lẽ bị ảnh hưởng bởi ý tưởng trước đó rằng Địa Trung Hải là "biển ở giữa".